SERIES NHẬN DIỆN LỪA ĐẢO 03: Cuộc gọi lừa đảo


Ngày đăng: 29/11/2022 | Lượt xem:

Thời gian vừa qua, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thường xuyên nhận được phản ánh từ người dân về việc nhận được các cuộc gọi giả mạo. Mặc dù đa số người dân đã biết đến hình thức lừa đảo này, kể cả những người có kiến thức về công nghệ cũng như cập nhật các tin tức xã hội thường xuyên cũng bị mắc bẫy do những thủ đoạn lừa đảo này quá tinh vi và chuyên nghiệp.

Trên thực tế, đã rất nhiều người bị đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản từ các cuộc điện thoại. Để khiến người dùng “sập bẫy”, đối tượng thực hiện các cuộc gọi lừa đảo này chủ yếu đánh lòng tham hay nỗi sợ hãi. Một số kịch bản phổ biến đang được nhiều đối tượng xấu sử dụng:

series-nhan-dien-lua-dao-cuoc-goi-lua-dao


- Giả mạo lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện thông báo nạn nhân đang liên quan đến một vụ nghiêm trọng như buôn ma túy, gây tai nạn bỏ trốn, lừa đảo xuyên quốc gia,... Khi nạn nhân nói rằng mình không liên quan hoặc không phải là tội phạm được nói đến thì các đối tượng lừa đảo này sẽ để khai thác thông tin cá nhân hoặc nói rằng có thể thông tin cá nhân của nạn nhân bị lợi dụng để thực hiện cái hành vi vi phạm pháp luật, từ đó dẫn dụ nạn nhân làm theo những yêu cầu của mình. Người dân cần lưu ý rằng các lực lượng chức năng nếu làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng.
- Giả mạo nhân viên của sàn thương mại điện tử, trung tâm mua sắm, đài truyền hình, công ty xổ số... gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có giá trị cao của một chương trình nào đó, thúc giục nạn nhân nếu không thực hiện ngay những yêu câu đưa ra thì sẽ không có cơ hội nhận được phần thưởng giá trị nữa. Từ đó, yêu cầu nạn nhân cung cấp số OTP gửi về điện thoại hay đưa ra bất kỳ lý do nào khác để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm trộm tiền trong tài khoản.
Ngoài ra, khi người dân gặp phải những cuộc gọi giả làm nhân viên bưu điện gọi điện thông báo nhận bưu phẩm; nhân viên viễn thông gọi điện thông báo nợ cước; nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ cước, dọa cắt điện… thì tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.

Khuyến nghị:
Người dân có thể nâng cao kiến thức và mức độ nhận diện để tránh trở thành nạn nân của các cuộc gọi lừa đảo bằng việc xem các video kể về quá trình bị lừa đảo của một số youtuber hoặc các tình huống được xây dựng trên câu chuyện có thật.
 Youtuber chia sẻ về việc bị mất tiền và vạch trần từng bước của đối tượng lừa đảo: https://www.youtube.com/watch?v=hwQOs3ws-2g
“ANH THÁM TỬ “ tạo dựng những tình huống lừa đảo có thật thông qua việc ra mắt website Dauhieuluadao.com (Dấu hiệu lừa đảo), mong muốn hỗ trợ người dùng có thêm kiến thức, kỹ năng phòng tránh trước những cuộc tấn công lừa đảo. https://www.youtube.com/watch?v=3mY9ltHmYO4
Phim ngắn tuyên truyền về An toàn thông tin, với sự phối hợp thực hiện bởi Báo VietNamNet và Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông: http://www.youtube.com/watch?v=rcSl_Zq7wCw&list=PLztC9lZOOUccBiHc4XXhyoeSH8kvXRWaOindex=4ab_channel=Anto%C3%A0nkh%C3%B4nggianm%E1%BA%A1ng
 
  

Nguồn:Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (https://ncsc.gov.vn)

Các tin đã đưa:
c9d263b1-bef9-4158-86b9-ab6fc57f8fd1
SERIES NHẬN DIỆN LỪA ĐẢO 03: Cuộc gọi lừa đảo
Chuyên mục An ninh thành phố Hồ Chí Minh
To Top