SERIES NHẬN DIỆN LỪA ĐẢO 01: Giả mạo công an báo nạn nhân gây tai nạn giao thông


Ngày đăng: 29/11/2022 | Lượt xem:

Liên tiếp trong thời gian vừa qua, người dân thường xuyên cảnh báo các cơ quan chức năng về việc bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại.


Mô típ lừa đảo quen thuộc nhưng nhiều người dân vẫn bị “sập bẫy”
Thủ đoạn chung của các đối tượng này tự xưng là “công an” hoặc “lực lượng CSGT” thông báo hành vi vi phạm giao thông hoặc cố ý gây tai nạn giao thông. Các đối tượng này thường sử dụng tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân,… cụ thể của nạn nhân để lấy lòng tin, khiến nạn nhân hoang mang và làm theo những “chỉ dẫn” của những kẻ giả mạo này.
Nhiều người dân khi được nghe thông báo này, rất hoang mang, lo sợ nên đã sập bẫy, mất tiền. Các đối tượng này yêu cầu người nghe máy làm theo “chỉ dẫn” để chứng minh mình không phải là đối tượng gây tai nạn bằng cách điền thông tin cá nhân vào một website giả mạo hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chúng với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý “phạt nguội”... Và đặc biệt khi gọi lại số điện thoại kia thì đều không liên lạc được.


Để tránh trở thành nạn nhân cần trang bị những kỹ năng để nhận biết Dấu hiệu lừa đảo
Tình huống lừa đảo trên đã được Kênh Youtube Anh thám tử dựng thành video Đỉnh Cao Khi "LỪA ĐẢO DẠO" Gặp Phải "THÁM TỬ DẠO" tại đường dẫn https://www.youtube.com/watch?v=3mY9ltHmYO4.


Để tránh trở thành nạn nhân của các tình huống lừa đảo như trên hoặc tương tự, người dân cần lưu ý:
⦁    Cảnh giác với các cuộc gọi nhỡ quốc tế. Các cuộc gọi, tin nhắn quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc 00 ở đầu, hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam), ví dụ như: Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240), Burkina Faso (+226), Thái Lan (+66)… Các cuộc gọi này được gọi máy từ thuê bao nước ngoài tới các số điện thoại di động trong nước với mục đích lừa đảo hoặc để người sử dụng gọi lại và phát sinh cước viễn thông.
⦁    Các đối tượng lừa đảo sử dụng các thông tin cá nhân như: tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, căn cước công dân,… để dễ dàng lợi dụng lòng tin của nạn nhân. Hiện nay các thông tin bị lộ lọt và rao bán trên mạng rất nhiều nên các đối tượng lừa đảo đã sử dụng các thông tin bị lộ lọt của nạn nhân để thực hiện các hành vi lừa đảo.
⦁    Các cơ quan chức năng khi liên hệ đến làm việc đều gửi văn bản hoặc giấy mời, không làm việc thông qua điện thoại với bất kỳ trường hợp vi phạm giao thông nào.
⦁    Để kiểm tra phạt nguội ngay tại nhà, người dân có thể mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào địa chỉ ⦁    http://www.csgt.vn ở góc phải sẽ có mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh. Việc tra cứu phạt nguội này sẽ giúp người dân nắm được chính xác thông tin mình có vi phạm lỗi giao thông nào không; và ngăn ngừa được tình trạng giả danh công an lừa đảo tiền của người dân.
⦁    Người dân có thể truy cập website https://congcu.khonggianmang.vn/dauhieuluadao để thực hiện các bài kiểm tra mức độ nhận biết các hình thức lừa đảo trực tuyến. Đây là một dự án thuộc chuỗi hoạt động của Google hợp tác cùng Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).
 

Nguồn:Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (https://ncsc.gov.vn)

Các tin đã đưa:
af584628-70f4-4bca-93fe-f437a1e6e044
SERIES NHẬN DIỆN LỪA ĐẢO 01: Giả mạo công an báo nạn nhân gây tai nạn giao thông
Chuyên mục An ninh thành phố Hồ Chí Minh
To Top